Xem Nhanh
Cách ứng xử trên mạng xã hội – Vì một không gian mạng văn minh
Với sự phát triển của
hay
, mạng xã hội cũng đang tạo ảnh hưởng ngày càng lớn lên đời sống hằng ngày của chúng ta. Mặc dù năm 2021, chỉ số Văn minh trên Không gian mạng (DCI) của nước ta đã có cải thiện (72 điểm), tuy nhiên vẫn được xem là kém văn minh. Dưới đây là những điều mà bạn không nên làm, nhằm cải thiện chất lượng ứng xử trên các nền tảng số này.
1. Không nói xấu, phỉ báng
Những bài viết mang tính phỉ báng, nói xấu bất kỳ cá nhân nào có thể được xem như là một hành động cyberbullying (bạo lực mạng). Trong nhiều trường hợp, nạn nhân có thể bị ảnh hưởng xấu về tinh thần và thể chất, và thậm chí là ảnh hưởng đến cả tính mạng.
2. Không vu khống, bịa đặt thông tin
, với sức lan tỏa chóng mặt, sẽ là một mồi kích nguy hiểm cho sự phát tán của các thông tin vu khống, sai sự thật. Chẳng hạn như trong mùa dịch COVID-19, các thông tin giả về các ca dương tính mới tại các địa phương.
Bạn có thể cập nhật và chia sẻ với mọi người về các thông tin chính xác về dịch bệnh
, nhằm hạn chế “nạn tin giả”.
3. Không kỳ thị
Kỳ thị là một vấn đề mà nhiều người mắc phải khi đăng tải, chia sẻ hay bình luận nội dung trên mạng xã hội. Các khía cạnh thường được nhắc đến liên quan đến dân tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, người khuyết tật,… và trong nhiều trường hợp, người sử dụng mạng xã hội cũng không nhận thức được chính mình đang là người kỳ thị.
4. Không công kích cá nhân
Công kích cá nhân thường thấy ở độ tuổi teen (thanh thiếu niên), và ở độ tuổi này thì các bạn thường dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Ví dụ, body shaming là một kiểu phổ biến được các bạn trẻ sử dụng nhằm chế giễu ngoại hình của các bạn đồng trang lứa. Điều này có thể tạo cảm giác tự ti về bản thân cho nạn nhân, lâu ngày nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm.
5. Không cổ súy bất bình đẳng giới
Mặc dù đã qua thế kỷ 21, tuy nhiên tình trạng bất bình đẳng giới tại nước ta vẫn còn hiện hữu, từ đời thực cho đến trên cả mạng xã hội. Có thể bạn chỉ nói cho vui miệng, nhưng nó có thể ảnh hưởng rất nhiều xã hội, ví dụ như nhân quyền, mất cân bằng giới tính,…
6. Không lừa đảo
Hành vi lừa đảo trên không gian mạng (thường gọi là scam) có lẽ là không quá xa lạ với nhiều người dùng chúng ta, và thường thấy nhất có lẽ là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu như bạn thấy bất kỳ nội dung nào mà bạn nghi ngờ có sự gian dối trong đấy, bạn đừng ngần ngại nhấn nút Báo cáo cho các mạng xã hội. Điều này sẽ giúp hạn chế các tin lừa đảo, giúp bảo vệ bạn và những người xung quanh.
7. Không xâm phạm quyền riêng tư của người khác
Quyền riêng tư có lẽ là một điều gì đó quá xa xỉ đối với những người dùng mạng tại nước ta. Có lẽ bạn không còn lạ với việc các ông bố bà mẹ đăng tải hình ảnh của con cái, hay các bạn đăng ảnh bạn bè để trêu đùa nhưng không thông qua sự cho phép.
Không chỉ hình ảnh, các thông tin, tài liệu cá nhân của người khác cũng cần được coi trọng hơn, và đừng quên xin phép trước khi đăng tải, hay chia sẻ bất kỳ nội dung nào trên mạng xã hội nhé!
8. Không gạ gẫm, quấy rối
Quấy rối tình dục qua không gian mạng đã bắt đầu bùng nổ trong những năm gần đây. Tình trạng gửi hình nhạy cảm, hay nhắn tin gạ gẫm khiến nhiều nạn nhân cảm thấy khó chịu nhưng bất lực vì ngại chia sẻ.
Nếu bạn rơi vào tình trạng này, hãy thẳng thắn nói với đối phương về sự khó chịu của bạn, yêu cầu dừng lại, và sẽ nhờ can thiệp của người khác trong trường hợp sự việc cứ tiếp diễn.
Và hơn hết, việc tránh khỏi 8 cách ứng xử kém văn minh trên cũng sẽ giúp bạn tránh gặp những rắc rối liên quan đến pháp luật, nhờ vậy cũng sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống đấy!
Vừa rồi là 8 điều mà bạn không nên làm trên mạng xã hội. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!
- Xưởng Nội Thất Đạt Phát
- Liên hệ:KTS Mr Hiếu 0908 337963
- Zalo(Phone): 0938986801
- Email: hieusofa1972@gmail.com
- Website: >> KHUYẾN MÃI NAIL SPA <<
- Website: >> DỊCH VỤ SOFA <<